PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Toàn quốc Âm nhạc truyền thống tại Việt Nam



dtquanit
11-09-2016, 07:38 PM
Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiều
thời đại khác nhau và bởi cả tính đa sắc tộc. Cùng một thể loại ca nhạc song ở mỗi sắc
tộc lại có phương thức biểu hiện, diễn tấu và âm điệu riêng. Điệu hát ru Việt khác ru
Mường, ru Thái, ru Tây Nguyên... Có tộc dùng lời ca tiếng hát để đưa trẻ vào giấc ngủ.
Có tộc lại ru con bằng tiếng đàn, tiếng sáo êm ái.
Xưa kia âm nhạc cổ truyền đã từng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của
người Việt Nam. Ngày nay nó vẫn giữ một vị trí đáng kể trong xã hội. Một số thể loại ca nhạc vẫn tồn tại trong cuộc sống dân dã. Một số khác đã bước lên sân khấu, tiếp tục làm
đẹp cho đời và phát huy tác dụng trong cuộc sống mới
Ngay từ thời cổ cư dân ở Việt Nam đã rất say mê âm nhạc. Đối với họ âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu. Bởi vậy trong quá trình phát triển lịch sử cư dân ở đây đã sáng tạo nên rất nhiều loại nhạc khí và thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, để có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu, để giáo dục cho con cháu truyền thống của ông cha, đạo lý làm người, để giao tiếp với thế giới thần linh trong tâm tưởng và để bay lên với những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai...
Trải qua bao biến thiên, ngày nay tại Việt Nam còn lưu giữ một kho nhạc khí,đủ loại từ
những dạng đơn sơ nhất cho tới những dạng có sự phát triển khá cao với những kỹ thuật
diễn tấu tinh tế.
Trên nhạc cụ Việt Thương ngoài những loại nhạc cụ hiện đại bạn như đàn guitar, đàn guitar classic ('http://www.vietthuong.vn/dan-guitar-classical.html'), đàn piano, bạn có thể mua thêm những loại nhạc cụ dân tộc như đàn tranh, sáo bầu, sáo trúc,...

Tại đây ta có thể nghe những điệu hát ru, những bài đồng dao của trẻ nhỏ, những thể
loại ca nhạc trong các nghi thức cúng lễ hoặc dùng trong việc giao tiếp giữa các thành
viên cộng đồng, trong lao động, trong vui chơi giải trí với những thể hát đố, hát đối đáp
thi tài của trai gái, những điệu hát khi chơi bài hoặc khi kể những áng trường ca, những
câu ca tiếng đàn của những người hát rong, của các ban "tài tử" cùng những thể loại ca
kịch truyền thống...
Cây đàn bầu nhạc cụ độc đáo của dân tộc
Trong kho tàng văn hoá âm nhạc dân tộc Việt Nam, đàn bầu được coi là nhạc cụ độc đáo
và hấp dẫn nhất. Tiếng đàn du dương, trầm lắng khiến ai đã nghe một lần thì thật khó
quên. Chẳng thế mà các cụ ngày xưa đã kín đáo nhắc nhủ: "Làm thân con gái chớ nghe
đàn bầu"
"Cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha. Ngân nga em hát, tích tịch tình tang"
Dường như âm thanh mộc mạc, chân quê nhưng sâu lắng đến vô cùng của cây đàn bầu,
hoà quện với tấm lòng của tác giả đã tạo nên những vần điệu chất chứa trong bài hát ru
ấy. Điều gì đã kiến cho cây đàn bầu có sức quyến rũ độc đáo đến như vậy?
Có nhiều cách giải thích khác nhau về sự xuất hiện của cây đàn bầu
trong kho tàng văn hoá dân gian. Chỉ từ trò chơi trống đất của trẻ
em đồng bằng Bắc bộ là đào hố và căng dây qua lỗ đất, khi đập nghe
tiếng bung bung mà các cụ ngày xưa đã cho ra đời nhạc cụ mang tên
đàn Bầu, được làm từ ống tre và quả bầu khô.
http://www.vietthuong.vn/vnt_upload/product/02_2014/thumbs/550_CN_2CE.jpg

ĐÀN GUITAR SAMICK CN-2CE NAT ('http://www.vietthuong.vn/dan-guitar-samick-cn-2ce-nat.html')
Từ thời nhà Lý, đàn
Bầu đã xuất hiện, nhưng thời ấy nhạc cụ này chỉ được dùng để đệm cho những người hát xẩm. Thời gian qua đi cây đàn dần được cải tiến, đàn được làm từ những chất liệu tốt hơn như gỗ, sừng. Ông Đỗ Văn Thước, một nghệ nhân làm đàn Bầu nói "cuộc sống và mọi sinh hoạt của nông dân
Việt Nam đều bắt nguông từ cây tre: ống nước, ống cơm, rổ rá, đòn gánh, Bởi vậy, để
bảo vệ bụi tre họ lấy dây rừng buộc quanh gốc tre, thấy âm thanh phát ra từ đó như
những cuộc giao lưu tình cảm khiến người nông dân xưa nghĩ đến việc hạ tre thành cọc
căng dây tơ cho âm thanh hay hơn, rồi sử dụng vỏ quả bầu dài làm hộp cộng hưởng".
Song có lẽ tất cả cũng chỉ là những giả thuyết.
http://himusic.edu.vn/fckeditor/upload/image/dan%20bau/DB-00.jpg
Còn thực tế thì cây đàn bầu đã gắn bó với làng quê con người Việt Nam từ bao đời nay còn chưa ai biết.