PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Hồ Chí Minh Đau thần kinh liên sườn và cách điều trị - Đa khoa Hoàn Cầu



kimnguu
03-23-2023, 03:05 PM
Đau thần kinh liên sườn là bệnh lý được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và thường hay gặp ở người trưởng thành. Đau dây thần kinh liên sườn tuy không nguy hiểm nhưng nếu để cơn đau diễn ra liên tục và dai dẳng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Hãy theo dõi bài viết về Bệnh đau dây thần kinh liên sườn và phương pháp điều trị kịp thời.


ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN LÀ GÌ?


Thần kinh liên sườn bao gồm các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12. Rễ thần kinh tủy ngực sau khi qua lỗ ghép chia thành hai nhánh:
- Nhánh trước: hay còn gọi là nhánh bụng chi phối cho da, cơ phía trước bụng và ngực.
- Nhanh sau: còn gọi là nhánh lưng chi phối cho da và cơ lưng.

Được bao bọc bởi các mao mạch, các dây thần kinh liên sườn nằm bên dưới bờ sườn của mỗi xương sườn, sau khi tách ra khỏi rễ chung. Do đó, khi cột sống bị tổn thương hoặc mắc bệnh, xương sườn, cột sống và thành ngực đều ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh liên sườn. Dây thần kinh liên sườn cũng là dây thần kinh nông và rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Đau dây thần kinh liên sườn hay còn gọi là hội chứng chèn ép rễ thần kinh liên sườn. Khi đó người bệnh sẽ cảm thấy tức ngực. Cơn đau này chỉ cảm thấy ở một bên (trái hoặc phải), bắt đầu ở ngực và chạy dọc theo xương sườn đến phía sau cột sống.


PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN


Dùng thuốc
Thông thường, bệnh nhân có thể giảm đau tạm thời bằng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc diclofenac.
Loại thuốc giảm đau thứ hai là thuốc giảm đau thần kinh như gabapentin. Loại thuốc này hiệu quả hơn do cơ chế giảm đau tác động lên dây thần kinh và rễ thần kinh. Vì có tác dụng lên thần kinh trung ương nên trong một số trường hợp bệnh nhân thấy chóng mặt, choáng váng sau uống thuốc. Thường dùng liều nhỏ, tăng dần tới khi có tác dụng, nên uống thuốc trước khi đi ngủ hoặc nghỉ trưa, có thể dùng kéo dài vài tháng.
Bệnh nhân có thể cần bổ sung thêm vitamin B, chẳng hạn như B1, B2, B6 và B12, để hỗ trợ hoạt động của bao myelin và chức năng tế bào thần kinh.

Can thiệp
Khi việc sử dụng thuốc không mang lại tác dụng giảm đau như mong muốn, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định gây tê các dây thần kinh liên sườn.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định phong bế dây thần kinh liên sườn. Bác sĩ sẽ gây tê vùng xương sườn, sau đó sử dụng tia X hướng dẫn để tìm vị trí đâm kim và bơm thuốc giảm đau steroid. Hiệu quả của phong bế thần kinh liên sườn có thể kéo dài trong vài tháng.

Nguồn: https://phongkhamdakhoahoancauxk.vn/dau-day-than-kinh-lien-suon-va-nguyen-nhan-gay-benh.html


Thông tin liên hệ: Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu