PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Toàn quốc Sở cò Côn Đảo



Du lịch Côn Đảo
07-17-2015, 04:21 PM
Sở Cò
Sở Cò tức Sở Cảnh sát Tư pháp nằm trên đường Lê Duẩn. Nơi đây Thực dân Pháp đã giam giữ Nữ anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu một đêm trước khi hành quyết ( tử hình) ngày 22/01/195. Miếu Bà Phi Yến và truyền thuyết về cuộc đời bà thứ phi Hoàng Phi Yến
Nơi thờ vị Thứ Phi Hoàng Phi yến của Chúa Nguyễn Ánh. Theo truyền thuyết của người dân Côn Đảo kể rằng vào khoảng cuối thu năm 1783 Nguyễn Ánh bôn tẩu ra Côn Đảo để tránh sự truy đuổi của nghĩa quân Tây Sơn. Vì thất bại liên tục nên ông có ý định đưa Hoàng tử tháp tùng cùng linh mục Bá Đa Lộc sang Pháp làm con tin để cầu viện. Bà Phi Yến rất không với việc này và có những lời khuyên can không nên cầu viện Pháp đó là hành động bán nước hại dân. http://tourdulichcondao3ngay2dem247.blogspot.com/ Nguyễn Ánh nổi trận lôi đình, nghi bà Phi Yến có ẩn ý thông đồng với quân Tây sơn. Trước cảnh búa rìu sấm sét của một vị chúa độc tài bà Phi Yến không thoát khỏi tội chém đầu, nếu như không có sự ngăn cản của các quan cận thần trong triều, Nguyễn Ánh có ác ý làm khổ người vợ trẻ bằng cách giam cầm Bà vào một hang đá trên một hòn đảo hoang vắng, địa danh Hòn Bà ra đời từ đó. Trước hang đá có nhiều tảng đá lớn chắn ngang nên bà không thể ra ngoài được, trong hang chỉ có ít bánh nếp và một chum nước lã vừa đủ sống chừng nữa tháng trở lại. tại đó chỉ có con vượn bạch, một con vật hết sức khôn ngoan và trung thành vì bà nuôi nó từ khi còn nhỏ luôn luôn ở bên cạnh hầu hạ bà. Nguyễn Ánh nghe tin có quân Tây Sơn sắp tràn ra đảo bèn cùng đám tùy tùng xuống mấy chiếc thuyền chạy về đảo Phú Quốc. Khi thuyền sắp nhổ neo, Hoàng tử thấy sao không có mẹ mình bèn hỏi thăm, có người trung nghĩa tiết lộ mẹ của Hoàng tử đang bị giam cầm. khi đó cậu mới khóc rống lên kêu gào thảm thiết để yêu cầu với cha là cho mẹ cùng theo, hoặc là cùng sống chết với mẹ.
http://dulichcondao365.com/wp-content/uploads/2015/07/so-co-300x163.jpg
Nguyễn Ánh đã xách đầu đứa con vô tội ném xuống biển, ngay lập tức hắc hổ -con vật được Hoàng tử nuôi và rất yêu quí- đã phóng theo Hoàng tử. http://dulichcondaogiare247.blogspot.com/2015/07/di-tich-lich-su-nha-cong-quan.html Nhưng con hắc hổ không cứu kịp Hoàng tử. Sau khi lội được vào bờ không thấy Hoàng tử cùng lên, nó cứ đứng nhìn mãi ra biển cho đến khi thủy triều rút cạn nhìn thấy thi hài Hoàng tử nằm yên trên bãi san hô, nó bèn đem thi hài của Hoàng tử lên móc lỗ chôn tại giữa khu rừng gần bãi Đầm Trầu. dân làng Cỏ Ống thấy con vật mà ăn ở có tình có nghĩa như vậy nên ai cũng động lòng, xúm nhau vụn đất, đắp đá cho nấm mộ được cao lên. Rồi lập miếu phía trước mộ để thờ Hoàng tử. miếu ấy mệnh danh là Miếu Cậu. Sau khi chôn cất Hoàng tử xong, tuy chỉ là con vật nhưng rất có nghĩa với Hoàng tử Hội An, đêm lên rừng rậm non cao kiếm ăn, ngày về nằm bên mộ Hoàng Tử kêu gào thảm thiết. một đêm nọ không rõ tình cờ hay vì một lý do huyền bí nào đó Hắc hổ gặp lại Vượn bạch và được vượn bạch dẩn đường qua tận bên kia hòn đảo (tức Hòn Bà ngày nay) để gặp được đức bà Phi Yến đang bị giam cầm trong động đá, hắc hổ đã cõng bà Phi Yến và cùng vượn bạch đã đưa bà ra khỏi hang. Hơn nửa ngày vượt suối trèo đèo vất vả lắm mới qua tới được ven rừng Cỏ Ống. khi tới trước mộ Hoàng tử hai con vật dừng chân lại, dân làng Cỏ Ống hay tin kéo đến rất đông và kể cho bà biết đây là nấm mộ của Hoàng tử. Dân làng Cỏ Ống xúm nhau làm một ngôi nhà khá khang trang gần mộ Hoàng tử để bà sớm hôm chăm sóc ngôi mộ đứa con vô phúc của mình. Bởi bà Phi Yến có tên tục là RĂM và Hoàng tử Hội An có tên riêng là CẢI nên người đương thời bấy giờ mới đặt ra câu hát: “Gió đưa cây Cải về trời, Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”
Một hôm làng An Hải có cuộc đàn chay khá lớn. muốn cho cuộc lễ phước thiện ấy thêm phần long trọng, ban hội tề làng An Hải cử một bô lão làm đại diện và bốn dân phu qua tận làng Cỏ Ống để thỉnh đức bà Phi Yến, khi đến nơi người ta dọn sẳn cho bà một gian phòng đặc biệt để bà có chỗ nghỉ ngơi. Thuở ấy (1785) Đức bà Phi Yến mới 25 tuổi xuân, nhan sắc đang thời tươi thắm, lộng lẫy như một bà tiên nên tên đồ tể của làng An Hải là Biện Thi không ngăn nổi lòng tà dục và hắn đã đi đến nước liều. đêm đó hắn giả say rồi lén chui vào phòng giửa lúc đức bà đang ngon giấc. Khi hắn vừa mới chạm đến cánh tay thì Đức bà giật mình thức dậy và tri hô lên, tức thì tên Biện Thi bị dân làng phát hiện
Theo luân lý xưa không đợi khi có bị cưởng bức mới gọi là thất tiết, chỉ cần nắm tay, động đến tà áo coi như xâm phạm tiết hạnh rồi. Đức bà Phi Yến bấy lâu nay tuy đã dứt tình, song vẫn giử vẹn mình trong sạch, bởi thế Đức bà đã tự mình chặt đứt cánh tay dơ dáy ấy và nhờ một bà lão mang đi chôn nhưng vẫn chưa thấy hết tủi nhục trong lòng, ngay đêm hôm đó thừa lúc mọi người không để ý, bà đã liều mình tự tử để vẹn toàn danh tiết. Toàn dân làng Cỏ Ống phẩn uất chẳng khác nào lửa đổ thêm dầu với đủ thứ gậy gộc, giáo mác kéo sang làng An Hải buộc dân làng An Hải phải làm thế nào cho Đức bà sống lại, bằng không họ sẽ tiêu diệt cả làng An Hải. do sự dàn xếp khôn ngoan của quan Hải trấn dân làng Cỏ ống ông đưa ra giải pháp dung hòa “Làng An Hải phải làm heo tạ lỗi và nộp tên Biện Thi cho làng Cỏ Ống được toàn quyền định đoạt”. http://tourdulichcondao247.blogspot.com/2015/07/cung-hanoi-tourism-tham-gia-tour-du.html Số phận đã an bài cho Đức bà nằm xuống tại làng An Hải nên cũng thuận theo ý trời để thi hài Đức bà lại cho dân làng An Hải lo việc tống táng và lập miếu thờ, hàng năm cúng bái có sự tham gia của giới chức và dân làng Cỏ Ống. Từ đó đến nay bà con, nhân dân Côn Đảo hàng năm đều tổ chức lễ giỗ Bà Phi Yến vào ngày 18/10 âm lịch.