PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Toàn quốc của võng thờ khám thờ sơn son thếp vàng



thang4cpre2
05-28-2015, 08:55 AM
Như thế đủ thấy thú chơi hoành phi câu đối (http://dothotuongphatsd.com/san-pham2/hoanh-phi-cau-doi) đã vượt lên thói thường; thành cái đạo lý văn hóa mà nhờ đó một dân tộc đã vượt qua tất cả họa xâm lăng. Bức ảnh trong bài thấy, người con trai duy nhất (người mặc áo xanh, ở giữa) trong một gia đình Hà Nội cổ đang hạ bức hoành phi của tổ tiên để mang về nhà mới. Người viết bài may mắn được chứng kiến có người hỏi mua bức hoành thếp vàng trên nền then nhưng nhức này, nhưng chàng thanh niên Hà Nội ấy dù chẳng dư dả gì đã từ chối người dạm hỏi với tất cả sự cương quyết hiếm thấy. Sự thật hiển nhiên là hoành phi - câu đối đã làm một cuộc trường tồn; nhưng để hiểu nghĩa đôi câu đối hoặc một bức hoành lại không mấy người. Thật tiếc! Đây là hệ lụy từ một vết gẫy văn hóa không thể trách cứ trong mải miết cách tân quốc ngữ và chiến tranh của nước ta trong hơn nửa thế kỷ qua và đã đến lúc phải được các quan “Bộ Lễ” kế tục quan tâm.


http://dothotuongphatsd.com/publish/thumbnail/9327/168x158xfull//upload/9327/20140416/IMG_0545-Copy.JPG

Chẳng thế hôm nay, người biết đọc, biết viết hoành phi - câu đối vãn cũng là điều dễ hiểu. Đa phần trong số họ là những người biết Hán - Nôm từ thế kỷ trước; phần còn lại gồm một số trẻ hơn, do yêu chữ mà sớm trở thành “nhà Nho” bất đắc dĩ. Chính vì thế, hoành phi - câu đối cổ lại càng trở thành cổ ngoạn với tất cả sự bí hiểm chính bởi sự mai một của dạng văn tự nà

Thường hoành phi - câu đối bao giờ cũng đi cùng một diềm gỗ sơn thếp trang trí cho gian giữa của một ngôi nhà cổ. Phần điểm xuyết mang tính ước lệ để ngăn cách không gian giữa nhà chính với nơi thờ phụng trong một ngôi nhà cổ này gọi là cửa võng thờ (http://dothotuongphatsd.com/san-pham/cua-vong-chieu-chau/cua-vong-chieu-chau.html) thường làm theo lối chạm thủng, cũng có khi thấy chỉ đục “nẩy nền”. Nhưng dù cách nào, cửa võng cũng là do các tay nghề lão luyện đục chạm, trông chẳng khác dải đăng ten trong kiến trúc cổ với thiên hình vạn trạng các mô típ trang trí từ hoa lá, cỏ cây đến chim muông, cầm thú... Đa số cửa võng - như một điểm nhấn của kiến trúc - thường được thếp vàng hoặc bạc. Trải theo thời gian các cửa võng cổ còn đến nay nom rất cổ kính.

Phổ biến nhất và “lành” nhất vẫn là các bức hoành với hàng chữ: “Đức Lưu Quang”, nghĩa là đức còn sáng mãi, ngụ ý dạy con cháu trọng chữ “Đức” trong cách hành xử. Hoặc các chữ khác chỉ về sự trọng đạo và học vấn cũng như y thuật để cứu người... Cũng có bức hoành lại chạm, khắc theo lối cổ đồ - biểu tượng cho “Phúc - Lộc - Thọ”... Đa phần hoành phi là sơn thếp, nhưng cũng có khi lại khảm trai, khảm ốc. Có bức khám thờ (http://dothotuongphatsd.com/san-pham2/kham-tho-kham-tuong) khảm ốc cũ, lên nước đỏ lịm rất quý; loại này hiếm lắm, giá rất cao, chỉ những con mắt tinh anh mới nhận ra và dám “xuống tiền” để có được. Nền của hoành phi có khi chỉ là lớp sơn ta đen nhức hoặc thuần một màu son sâu thẳm; nhưng cũng có khi chạy chữ vạn hoặc cẩm quy, điểm mây lãng đãng rồi phủ vàng hoặc bạc trông thật quý phái. Mỗi bức hoành thường chỉ ba đến bốn chữ.

Tương tự như hoành phi, câu đối - thường có số chữ nhất định gồm năm, bảy đôi khi là mười một chữ - khi chơi cũng cần cẩn trọng. An toàn nhất - nếu chưa hiểu lắm - cứ câu đối “bí”, “lựu” hoặc “lá chuối”, “lá sen” hay câu đối tre mà rước thì không có gì phải ngại. Câu đối dạng này có khi gọi là “liễn” ngụ ý ca ngợi thiên nhiên, tình người hoặc để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên mà thôi.

Hoành phi - câu đối có kiểu chữ chìm và khắc nổi (vào gỗ hoặc các chất liệu khác). Sợ phạm vào chữ của Thánh hiền nên nhiều hoành phi - câu đối khắc nổi. Người thợ chỉ dám đục đúng đến “mực” - chân chữ - rồi ngừng; để sau đó đi tiếp các hoa văn khác như tản vân, cẩm quy hoặc chữ vạn. Thường câu đối hay khắc chìm, tức là đục băng đi cả chữ mẫu để lấy nền. Loại này rất phổ biến trong các hoành phi - câu đối xứ Huế và các miệt vườn Nam bộ. Câu đối thường làm bằng một tấm gỗ phẳng, có mộng ngang ở hai đầu để “trị” cong vênh. Đúng là mẹo. Nhưng cũng không ít câu đối “lòng mo” - có hình cong, ôm lấy thân cột. Loại này thường gồm năm miếng gỗ ghép với nhau - hàm ý “Ngũ phúc” - nhưng cũng có khi chỉ là ba miếng - gợi ý “Tam đa” - đều rất đẹp. Câu đối lòng mo có khi được làm bằng thân cây cọ, nhưng dân trong nghề chẳng hiểu sao cứ gọi là câu đối “móc”. Loại này khá phổ biến ở vùng đồi núi Trung du, nơi đồi cọ, rừng chè!

Đa phần các hoành phi - câu đối đều sử dụng chữ Nho vì theo nếp cũ, đây là chữ chính thống; còn chữ Nôm - dù đích thực là chữ của nước Việt ta - nhưng vẫn bị cho là chữ của thứ dân nên ít được dùng. Do đó, nay tìm thấy một đôi câu đối chữ Nôm thật khó. Đây cũng là một thứ xính ngoại cần tự điều chỉnh. Nên hiểu chữ Hán cũng chỉ là một “ngoại ngữ”. Như thế chữ Nôm, dù khó cũng rất nên thành môn học cho trẻ trong tương lai. Còn như chữ quốc ngữ - gốc gác La-tinh - mà thành “Thư pháp” như ngày nay và có người ham, khác nào vẽ rắn thêm chân với đủ vành, đủ vẻ rồi tự tán tụng mà không hay rằng: đi tìm cái mới lạ mà sa vào kỳ quoặc. Buồn thay! Con trẻ theo gương, cứ “Thư pháp” quốc ngữ từ thủa vỡ lòng mà noi, thì cái sự vở sạch chữ đẹp đâu cần nữa! Và như thế, cái giá phải trả cho một tương lai gần không thể nói là rẻ khi người người vẫn tin: Chữ là Người.

Địa chỉ Liên Hệ:

Đồ thờ Tượng Phật sơn son thiếp vàng Thắng Nhàn

Điện Thoai: 04.3399.4.722/ 0986866652