PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Toàn quốc - Công ty BTV-Công ty Thú Y BTV-Bệnh tụ huyết trùng gia cầm



thienthansanga
06-01-2016, 02:34 AM
I. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Tụ huyết trùng gia cầm là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà do vi khuẩn Gram âm Pasteurella multocida type A gây ra với các biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng huyết. Tụ huyết trùng gà lây sang vịt, ngan, cút, sẻ,… và ngược lại.. Gà lớn thì mẫm cảm với bệnh hơn gà nhỏ.



Vi khuẩn Tụ huyết trùng có trong cơ thể vật nuôi khỏe mạnh thường tập trung ở niêm mạc đường hô hấp. Khi thời tiết thay đổi đột ngột và khi gặp các yếu tố không thuận lợi như chuyển đàn , dinh dưỡng kém… vi khuẩn sẽ phát triển thành bệnh. Bệnh truyền lây trực tiếp từ gà bệnh hoặc xác gà ốm chết chủ yếu qua đường hô hấp, qua kết mạc, hay vết thương hoặc gián tiếp qua dụng cụ, thiết bị chăn nuôi, thức ăn nước uống có mầm bệnh…

http://dangcongsan.vn/DATA/Upload/News/2015/1/tiemphong.jpg

Công ty BTV (http://congtybtv.com/cong-ty-btv-benh-tu-huyet-trung-gia-cam/) , Công ty Thú Y BTV (http://congtybtv.com/cong-ty-btv-benh-tu-huyet-trung-gia-cam/) , Cty BTV (http://congtybtv.com/cty-btv-ky-thuat-trong-co-nuoi-bo/) , Cty BTV (http://congtybtv.com/cty-btv-tinh-hinh-san-xuat-chan-nuoi/)
II. Triệu chứng và bệnh tích

Thời gian nung bệnh ngắn, thường khoảng 1-2 ngày nhưng cũng có khi tới 4-9 ngày. Gồm 3 thể: Quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.

1. Thể quá cấp tính:

Gà chết đột tử không thấy dấu hiệu gì về bệnh.

Có thể chết ban ngày, có thể chết ban đêm nhưng thể quá cấp thường chết chủ yếu vào ban đêm. Có nhiều trường hợp gà chết ngày trong ổ đẻ. Nhiều trường hợp gà chết không thấy bệnh tích gì.

2. Cấp tính:

Gà bệnh sốt cao (42 – 43 độ C), bỏ ăn, xù lông, chảy nước nhớt từ miệng, nhịp thở tăng. Phân tiêu chảy: có nước màu hơi trắng sau đó trở nên hơi xanh lá cây và có chứa chất nhầy. Gà chết: mào, yếm tím bầm do ngạt thở. Bệnh tích : xuất huyết ở tim và lớp mỡ vành tim phổi, lớp mỡ xoang bụng niêm mạc đường ruột (phần tá tràng).. Viêm bao tim tích nước. Phổi viêm, có nhiều dịch nhầy dọc theo đường hô hấp. Gan sưng có hoại tử điểm bằng đầu đinh ghim.

– Chất dịch nhày có nhiều ở cơ quan tiêu hóa như hầu, diều, ruột.. Lòng đỏ vỡ chảy vào xoang bụng làm viêm phúc mạc.. Nang chưa thành thục thì xung huyết.

3. Mãn tính:

Gà ốm, yếu, khớp xương chân, xương cánh, đệm của bàn chân thì sưng phồng, Thỉnh thoảng có tiếng ran khí quản và khó thở.

Bệnh tích : Gan và phổi có vô số ổ viêm hoại tử vàng xám.. Viêm phúc mạc, ống dẫn trứng, khớp có dịch tơ huyết.. tiếp hợp mắt và mặt gà có thể sưng. Phổi viêm mãn tính có sợi tơ huyết. Gà có thể bị viêm não tủy làm vẹo cổ.

III. Điều trị bệnh.

Đàn gà đã có ca bệnh chết phải cho cả đàn đó uống kháng sinh hoặc kháng khuẩn phổ tác dụng rộng, các thuốc thông dụng và hiệu quả, có thể dùng một trong các loại thuốc sau:
OX.T 1000 Thuốc bột uống 10g/30kg TT/ ngày hoặc 5g/1lit nước uống 3 -5 ngày Toi gia cầm Thuốc bột uống 2,5g /lít nước uống 3 -5 ngày AmpiAnticoli Thuốc bột uống 10g/ 100 kg TT (hoặc trộn 10g/ 10 kg TĂ) uống 3 -5 ngày
+ Bổ sung uống ĐIỆN GIẢI GLUCO-C : 5g với 1-2 lít nước cho uống 7-10 ngày

+ Uống BCOMPLEX MEN: với liều Động vật non: 100g / 25 kg TĂ. Động vật trưởng thành: 100g / 50 kg thức ăn.. Cho ăn liên tục trong quá trình nuôi

– Liều phòng: ½ liều điều trị

– Thường xuyên thực hiện tốt các nội quy phòng dịch, đảm bảo vệ sinh thú y, chủ động kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố stress bất lợị

Tag: Công ty BTV (http://congtybtv.com/cong-ty-btv-benh-tu-huyet-trung-gia-cam/) , Công ty Thú Y BTV (http://congtybtv.com/cong-ty-btv-benh-tu-huyet-trung-gia-cam/)