PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Toàn quốc hoành phi câu đối trên bàn thờ gia tiên



thang4cpre10
06-07-2015, 10:14 AM
Hoành phi và câu đối

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, kiến trúc nhà ở nông thôn ít biến đổi, nên kiểu bàn thờ cổ truyền vẫn phát huy tác dụng, song những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, nội thất hiện đại ở thành phố thì cách bố trí và các đồ thờ cũng có nhiều biến đổi sao cho phù hợp với toàn cảnh ngôi nhà (chiếc hương án cầu kỳ, những bức hoành phi câu đối (http://dothotuongphatsd.com/san-pham2/hoanh-phi-cau-doi) không còn phù hợp với nội thất nhiều gia đình).

Bàn thờ là nơi thiêng liêng nên người ta không để các thứ lặt vặt, các vật dụng thường ngày trong sinh hoạt lên bàn thờ mà lúc nào cùng phải giữ bàn thờ và đồ thờ được sạch sẽ, uy nghiêm. Và bất cứ trong hoàn cảnh nào, dù túng thiếu đến mấy người ta cũng không đem cầm cố hay bán đồ thờ.

Trước mỗi biến cố xảy ra trong gia đình (chẳng hạn như: dựng vợ gả chồng cho con cháu; con cháu chuẩn bị đi thi; làm nhà mới; làm ăn; vợ sinh con; lập được công danh; trong nhà có người đau ốm, có người chuẩn bị đi xa, làm việc lớn...), gia chủ đều khấn vái gia tiên, trước hết là để trình bày sự kiện, sau là để xin sự phù hộ.

Mỗi lần cúng tế, tùy theo các gia chủ nghèo, giàu và tùy những buổi lễ, đồ lễ có thể gồm: rượu, hoa quả, vàng hương, xôi chè, oản, cỗ mặn, có khi thêm đồ hàng mã... và nhất thiết không thể thiếu một chén nước tinh khiết (nước mưa) bởi nước mưa biểu hiện cho sự trong sạch tâm linh trước tổ tiên, thánh thần. Trong những trường hợp cần thiết, đồ lễ có thể chỉ cần một chén nước nước mưa, một nén hương thắp lên bàn thờ là đủ. Bàn thờ khi làm lễ phải có thắp đèn hay thắp nến. Hương trên bàn thờ bao giờ cũng thắp theo số lẻ (một hoặc ba nén...) và các nén hương phải được cắm ngay ngắn. Khi chân hương trong bát hương đã đầy, gia chủ thắp hương xin phép Tổ tiên nhổ chân hương, đem hóa thành tro rồi đổ xuống ao hồ.

Bàn thờ Tổ tiên là điểm hội tụ truyền thống tốt đẹp của gia đình, gợi lên một chiều sâu tâm linh “cây có gốc, nước có nguồn”, biểu hiện nếp sống văn hóa biết vun trồng gốc để cây đơm hoa đẹp, rồi kết trái ngọt, và từ đó sẽ toả sáng giá trị văn hóa soi cho con cháu bước vào tương lai.

Thờ cúng nói chung và thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp trong đạo lý: uống nước nhớ nguồn, chim có tổ người có tông của đồng bào Việt Nam. Bất kể là người Kinh, người Tày người Mông, Dao thì tùy theo những cách thức khác nhau nhưng trung tâm của ngôi nhà, nơi quan trọng nhất chính là bàn thờ và đều có đặt bàn thờ khám thờ (http://dothotuongphatsd.com/san-pham2/kham-tho-kham-tuong) Nó không chỉ thể hiện sự tưởng nhớ, biết ơn tới người đã mất mà còn là nơi gửi gắm những ước nguyện của người đang sống và giáo dục truyền thống cho con cháu. Một gia đình làm ăn phát đạt thì bao giờ bàn thờ cửa võng thờ (http://dothotuongphatsd.com/san-pham/cua-vong-chieu-chau/cua-vong-chieu-chau.html) của gia đình ấy cũng khang trang và lộng lẫy, không chỉ bởi phú quý sinh lễ nghĩa mà còn quan trọng hơn là vì: Sống vì mồ vì mả không ai sống vì cả bát cơm.