Toàn bộ chương trình điều khiển sẽ được lưu vào trong bộ nhớ của PLC. Điều này làm cho PLC giống như một máy tính, nghĩa là có bộ vi xử lý, một hệ điều hành, bộ nhớ để lưu các chương trình hỗ trợ điều khiền, dữ liệu, các cổng ra/vào để kết nối với các đối tượng điều khiển…

cau-tao-plc

Như vậy có thể thấy cấu trúc cơ bản của một PLC bao giờ cũng gồm các thành phần cơ bản sau :

– Mô đun nguồn

– Mô đun xử lý tín hiệu

– Mô đun vào

– Mô đun ra

– Mô đun nhớ

– Thiết bị lập trình

Ngoài các module chính như trên, plc mitsubishi còn có các mô đun hổ trợ như mô đun giao tiếp mạng, truyền thông, module ghép nối các module chức năng để xử lý tín hiệu như module kết nối với các can nhiệt, module điều khiển động cơ bước, module kết nối với encoder, module đếm xung vào…

Các bước lập trình cho plc


Bước 1 : Tìm hiểu kỹ yêu cầu công nghệ trong bước này người lập trình phải tìm hiểu kỹ cấc yêu cầu công nghệ và phải bổ xung được các yêu cầu còn thiếu vì trong thực tế khi đặt hàng người đặt hàng chỉ quan tâm đến các yêu cầu chính còn các yêu cầu khác để thực hiện được nhiệm vụ chính đặt ra thì thường không được nêu lên.


Bước 2: Liệt kê đầy đủ các cổng vào ra, các cổng dự trữ, cần thiết khi phát triển hệ thống.v.v và chọn PLC có số đầu vào ra lớn hơn hoặc bằng theo yêu cầu.

Bước 3 : Phân cổng vào ra cho PLC về nguyên tắc nên tuân thủ các nguyên tắc để thuận tiện cho việc lập trình, theo dõi kiểm tra phát hiện lỗi như sau :

- Phân cổng vào ra theo chức năng yêu cầu: ví dụ đầu vào đếm tốc độ cao, đầu vào Analog, đầu vào logic, phải đúng với các đầu vào chức năng của PLC

- Phân cổng vào ra có dụng ý: theo tên gọi, hoặc theo trình tự tác động để tận dụng được các khả năng tín hiệu hoá của PLC. dễ theo dõi phát hiện lỗi và dễ lập trình.

Bước 4: Dựng lưu đồ chương trình

Bước 5: Dịch lưu đồ sang giản đồ

Bước 6 : Lập trình giản đồ thang vào PLC

Bước 7 : Chạy mô phỏng kiểm tra chương trình

- Phải tạo ra tập tín hiệu thử tương tự thực tế đưa vào đầu vào PLC

- Xem kết quả đầu ra trên PLC và trên phần mềm mô phỏng. So sánh với lý thuyết.

Chương trình sai=> sửa chương trình và quay lại bước 7

Chương trình đúng => sang bước 8

Bước 8 : Nối PLC với thiết bị thực.

Bước 9: Kiểm tra nối: phải kiểm tra chắc chắn phần ghép nối theo đúng sơ đồ nguyên lý, đảm bảo phần nguồn cấp được thực hiện đúng đảm bảo chắc chắn điện áp nguồn cấp phải đúng với sơ đồ nguyên lý, yêu cầu để đảm bảo không gây nguy hiểm cho thiết bị.

Bước 10 : Chạy toàn bộ hệ thống theo các bước sau :

- Đảm bảo chắc chắn hệ thống nối đúng

- Đảm bảo chắc chắn hệ thống cơ khí, thuỷ lực khí nén chạy được.

- Chạy nhắp.

- Chạy bán tự động.

- Chạy tự động toàn hệ thống.

Chương trình sai => sửa chương trình và quay lại bước 10

Chương trình đúng => sang bước 11

Bước 11: Bàn giao, Lưu cất chương trình.