PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Hồ Chí Minh Các bệnh thoái hóa khớp thường gặp nhất.



datnhang
07-22-2016, 10:42 AM
Thoái hóa khớp là một bệnh mãn tính thường gặp phải ở người cao tuổi. Quá trình thoái hóa khớp diễn ra trên khắp các bộ phận như khớp cổ, khớp vai, khớp háng, khớp gối, hay thậm chí khớp ngón tay ngón chân gây ra đau nhức xương khớp toàn thân. Thoái hóa khớp gây tổn thương cho sụn khớp (là phần nằm chêm giữa các xương với nhau, giúp xương vận động dễ dàng và êm ái), dây chằng và dịch khớp gối khiên người bệnh cảm giác đau khi vận động, nhiều trường hợp thường phát ra tiếng lục cục. Nguyên nhân thoái hóa khớp thường do các khớp vận động thường xuyên, vận động mạnh trong thời gian dài, hoặc do các khớp thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến khô khớp. Người bị bệnh thoái hóa khớp cần nên có biện pháp trị đau nhức xương khớp sớm nhất có thể để tránh những hậu quả xấu xảy ra.

Các triệu chứng thường gặp của bênh thoái hóa khớp

Đối với người bệnh thoái hóa khớp gót chân thì buổi sáng sau khi ngủ dậy sẽ gặp cảm giác đau thốn ở gót khi bước đi. Sau đó, khi quãng đường đi dài hơn thì triệu chứng đau giảm nhiều và trở lại bình thường nhưng tình trạng lại tiếp tục vào sáng hôm sau và triệu chứng sẽ nặng hơn.

Trường hợp thoái hóa khớp gối thì ngoài cảm gi đau có thể kèm theo âm thanh lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi đầu g, cảm giác đau sẽ tăng lên khi vận động, đau nhất là khi ngồi xuống hoặc đứng dậy rất khó khăn, thậm chí phải níu vào vật gì khác mới đứng dậy được. Trường hợp nặng hơn là tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối.

Thoái hóa khớp háng thì người bệnh đi lại khó khăn ngay từ đầu do khớp háng chịu đựng trọng lượng cơ thể nhiều nhất. Thoái hóa cột sống cổ thường xảy ra ở cột sống cổ đốt thứ 4, 5, 6 và biểu hiện bằng cảm giác đau mỏi phía sau gáy lan đến cánh tay phía bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.

Thoái hóa cột sống thắt lưng hay gặp từ đốt sống thắt lưng thứ 3 trở xuống. Khi có ảnh hưởng thần kinh tọa, người bệnh sẽ có cảm giác đau lan từ lưng xuống chân, có lúc đau rất mạnh như một luồng điện chạy từ trên xuống nếu có một cử động không đúng hướng. Cảm giác thường xuyên mỏi ở khớp làm cho người bệnh thích bẻ hoặc giật mạnh khớp để tạo tiếng kêu răng rắc. Những động tác này có thể gây hại cho khớp.


http://edoctor.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2015/01/thoai-hoa-khop-11.jpg

Xương bình thường không có gai. Do đó, khi bác sĩ nói gai xương thì người bệnh thường hoang mang, lo sợ. Gai xương thật sự nguy hiểm khi ở các vị trí có chèn dây thần kinh như gai ở xương sống hay ở những vị trí có sự tác động cơ học, đè ép khi cơ thể di chuyển như xương gót chân, xương đầu gối…

Gai xương là kết quả của quá trình thoái hóa khớp không được quan tâm điều trị đúng mức, thường gặp nhất ở cột sống và còn gặp ở khớp gối, khớp gót chân. Đây cũng chính là nguyên nhân đau nhức xương khớp cổ hay cột sống lưng và các khớp có gai. Mức độ đau tùy thuộc vào kích thước gai và mức độ tác động vào dây thần kinh. Khi chúng ta nói phòng ngừa và điều trị tốt thoái hóa khớp thì cũng chính là phòng ngừa gai xương.

Để phát hiện sớm bệnh thoái hóa khớp, chúng ta lưu ý các triệu chứng đau nhức xương khớp là đau tại khớp bị thoái hóa và cứng khớp vào buổi sáng. Cứng khớp nghĩa là khớp cử động khó khăn vào buổi sáng, thường gặp và kéo dài trong thời gian 5-15 phút, tối đa không quá 30 phút, khu trú ở vài khớp bị thoái hóa. Khác với viêm khớp dạng thấp là cũng đau nhưng có thể kéo dài vài giờ, cứng khớp có ở nhiều khớp và đối xứng cả hai bên. Đau do thoái hóa khớp không đi kèm theo sưng nóng đỏ tại khớp, khác với đau do viêm khớp dạng thấp thường kèm theo sưng to hay nóng đỏ tại khớp.

Đau do thoái hóa khớp có một số đặc điểm như xuất hiện ở một vài khớp riêng lẻ bị thoái hóa như ở khớp gối, khớp háng, cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp gót chân. Đau có thể một bên hoặc hai bên khớp. Thoái hóa khớp ở cột sống thắt lưng giai đoạn đầu thì người bệnh sẽ thấy đau lưng nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, đau kéo dài không quá 30 phút thì giảm, sau đó không đau cả ngày dù làm việc bình thường. Sau một thời gian, bệnh nặng hơn thì đau lưng kéo dài cả ngày, mức độ đau tăng khi làm việc nhiều và giảm khi nghỉ ngơi.

Ngoài các triệu chứng lâm sàng thì thông qua việc chụp X-quang khớp sẽ phần nào giúp xác định chẩn đoán và đánh giá đúng mức độ nặng của bệnh. Trên phim X-quang, có thể thấy hẹp khe khớp do biến đổi của sụn khớp và hình ảnh gai xương thường mọc ở bên bờ khớp, có thể là nhiều gai. Cũng có nhiều trường hợp thoái hóa khớp trong giai đoạn sớm nên hình ảnh khớp trên X-quang vẫn còn bình thường. Nhưng chúng ta đừng vì thế mà chủ quan không điều trị, vì đây là giai đoạn điều trị và phòng ngừa cho kết quả tốt nhất.

Cách giúp phòng tránh được thoái hóa khớp đạt hiệu quả

Luôn vận động, thể dục thể thao: Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.
Duy trì trọng lượng cơ thể :luôn luôn giữ cho cơ thể mức trọng lượng thích hợp,nếu béo quá, sức nặng đè lên khớp càng lớn ,nhất là vùng khớp lưng, khớp háng, rất dễ gây thoái hóa.

Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng: Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.

Giữ nhịp sống thoải mái: Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Nên nhớ rằng các cơ quan trong cơ thể đều cần có sự nghỉ ngơi để tái tạo lại năng lượng. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế làm việc kéo dài quá sức chịu đựng của cơ thể. Lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.

Thay đổi tư thế vận động thường xuyên: Nên thường xuyên thay đổi các tư thế sinh hoạt. Tránh nằm lâu, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ vì sẽ làm ứ trệ tuần hoàn và gây cứng khớp. Có thể đây là yếu tố chính yếu gây ra thoái hóa khớp do nghề nghiệp, nhất là ở những người lao động trí óc.

Trợ giúp người khác trong việc quá sức: Bạn không nên cố gắng làm một việc gì đó quá sức của mình. Nếu cảm thấy khó khăn, nên nhờ người khác trợ giúp. Mang vác hay xách một vật nặng có thể làm bạn đau nhức kéo dài nhiều ngày. Tình trạng đau nhức này thể hiện sự tổn thương của cơ thể. Từ những lỗ nhỏ có thể phát triển thành những sang thương lớn hơn trên mặt sụn khớp.

Sử dụng các loại thuốc đau nhức xương khớp, tuy nhiên phải được sự đồng ý của bác sĩ. Tránh trường hợp sử dụng tùy tiện các loại thuốc không có nguồn gốc hoặc chưa được kiểm nghiệm lâm sàng.

Chế độ ăn uống hợp lý : Ăn nhiều các loại rau xanh,hoa quả,uống nhiều nước, nên ăn thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển, tôm, cua, sò, các loại ngũ cốc: lúa mì, lúa mạch…Bổ sung thêm: vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có chứa trong các loại rau. Dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu…