PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Toàn quốc Nổi mề đay với các bài thuốc dân gian được lưu truyền



mankimtan
09-27-2016, 01:58 PM
Bệnh nổi mề đay là 1 căn bệnh dị ứng nó sảy ra ở những người có cơ địa bị kích ứng với nhiệt độ. Bệnh cũng có thể sảy ra khi cơ thể bị nhiễm các virus hoặc do di truyền, do mắc các bệnh khác các liên quan. Nhưng nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thường là do cơ địa của mỗi người phản ứng với điều kiện môi trường.

Khi cơ thể bạn bị nhiễm lạnh thì histamin và 1 số hóa chất khác sẽ được sản xuất ra nhiều hơn trong hệ thống miễn dịch. Đó chính là nguyên nhân gây ra mẩn ngứa, nổi mề đay và dẫn đến nhiều triệu chứng khác.


http://lamdep24h.org/wp-content/uploads/2016/08/benh-noi-me-day-1.png

Bệnh nổi mề đay (http://chuabenhnoimeday.com/) không hề bỏ qua lứa tuổi nào nhưng bệnh thường tập chung ở độ tuổi nhỏ và mới lớn. Khi nhiệt độ xuống thấp mà bạn không được giữ ấm tốt thì ở những vùng da tiếp xúc với lạnh sẽ bị nổi mề đay. Nguy hiểm hơn là khi bạn mắc bệnh mà lại đang ngâm trong nước hay đang dầm mưa thì nó có thể dẫn đến sốc, co giật thậm chí còn tử vong ngay tại chỗ…. Do vậy việc bảo vệ cơ thể khi trời mưa, lạnh là rất cần thiết.

Nhận biết triệu chứng của bệnh nổi mề đay

Những triệu chứng nổi mề đay (http://chuabenhnoimeday.com/trieu-chung-noi-me-day-man-ngua-di-ung.html) thường gặp khi trời lạnh thường là:

– Xuất hiện các mảng mẩn đỏ ngay sau khi da tiếp xúc đột ngột với nhiệt độ thấp.

– Các bạn còn có thể bị sưng môi khi ăn các loại đồ ăn lạnh, sưng tay khi cầm, nắm các vật lạnh.

– Ở phần nổi mề đay bạn sẽ cảm thấy rất ngứa, ngứa dữ dội, càng gãi thì lại càng ngứa thêm, thậm chí gãi rách da chảy máu nhưng vẫn rất ngứa.

– Bệnh thường kéo dài trong vòng 30 phút, nhưng nếu không sử lí ngay thì bệnh có thể chuyển biến nặng hơn, dẫn tới phù nề đường hô hấp như là sưng môi, lưỡi, họng,…

– Nguy hiểm hơn thì người bệnh có các biểu hiện như tim đập nhanh , đau bụng nôn, tiêu chảy, phù não cấp tính,…..và dẫn tới tử vong

Phương pháp điều trị bệnh mề đay

– Tránh để cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, luôn giữ ấm cho cơ thể khi trời trở lạnh.

– Sử dụng thuốc ngay khi có hiện tượng để ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng: Bạn có thể sử dụng các các loại thuốc kháng histamin giúp làm giảm mẩn ngứa và nổi mề đay như là loratadine, fexofenadine, cetirizine… Nếu như mề đay xảy ra do các nguyên nhân khác thì cần phải sử dụng thuốc dành riêng cho loại bệnh đó. Tuy nhiên các bạn cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc.


http://lamdep24h.org/wp-content/uploads/2016/08/benh-noi-me-day-2.jpg

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc trị mề đay có nguồn gốc hóa dược, bạn cũng nên kết hợp với các bài thuốc dân gian chữa bệnh nổi mề đay (http://chuabenhnoimeday.com/tong-hop-cach-chua-benh-me-day-dan-gian.html) tại nhà để tăng cường hiệu quả điều trị.

Phòng tránh nổi mề đay khi trời lạnh

– Chú ý luôn giữ ấm cơ thể khi nhiệt độ thời tiết thay đổi, nhất là các vùng nhạy cảm dễ bị lạnh như: Mũi, cổ, tay, chân… Mặc ấm cẩn thận khi ra ngoài vào những ngày giá rét.

– Những người đã từng có tiền sử của nổi mề đay nên hạn chế ăn các món ăn dễ gây dị ứng như là: Hải sản, lạc, dứa, vừng… khi trời trở lạnh. Các bạn cũng không nên uống bia, rượu nhiều bởi vì điều này cũng làm cho các yếu tố gây ra bệnh nổi mề đay phát triển mạnh hơn.

– Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng,mũi họng, đường hô hấp,… để phòng tránh các bệnh do vi khuẩn, virus… gây ra.

Chú ý: Khi bị nổi mề đay, thì chúng ta tuyệt đối không nên gãi bởi việc này có thể gây ra tình trạng rách da, chảy máu, mưng mủ, nhiễm trùng và gây ra các biến chứng nặng.

vnp114490
10-10-2016, 04:52 PM
mk năm nào cugnx bị bệnh này uống bao nhiêu thuốc k khỏi. liệu của bạn có trị dứt điểm dc k a