PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Toàn quốc Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì?



david hanry
04-07-2023, 03:33 PM
Hội chứng ruột kích thích (https://suckhoetrongtamtay.com/bonibaio-co-gia-ban-bao-nhieu-dung-bonibaio-nhu-the-nao-de-dat-hieu-qua-cao-nhat) (IBS) là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ bệnh đó là chế độ ăn uống không được đảm bảo. Vậy người bệnh IBS nên ăn gì và kiêng gì để giảm thiểu triệu chứng của bệnh? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.


Tại sao chế độ ăn uống quan trọng đối với hội chứng ruột kích thích?

Mặc dù nguyên nhân chính gây ra hội chứng ruột kích thích là do sự căng thẳng, stress gây ảnh hưởng hệ thần kinh trục não - ruột, thế nhưng chế độ ăn uống thiếu khoa học hoặc ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh như thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc,... cũng được coi là một yếu tố vô cùng quan trọng góp phần khiến hội chứng ruột kích thích khó được kiểm soát tốt.

Vì thế chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với hội chứng ruột kích thích, nên ăn các loại thực phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh và tránh các loại thực phẩm gây trầm trọng hơn cho bệnh nhân.

Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý cũng sẽ giúp cải thiện tình trạng suy nhược và kém hấp thu của cơ thể do bệnh gây ra.

Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Thịt nạc

Một số loại thịt nạc như: Thịt gà, thịt nạc heo, thịt nạc bò và các loại thịt nạc động vật khác là một nguồn protein rất tốt cho cơ thể. Protein trong thịt nạc được tiêu hóa dễ dàng và không bị lên men bởi vi khuẩn trong đường ruột, do đó không gây đầy hơi hoặc khó chịu ở bụng như các loại thịt mỡ.

Để đảm bảo cho sức khỏe, bạn nên lựa chọn các nguồn thịt sạch để đảm bảo dinh dưỡng và giúp loại bỏ tối đa độc tố tích tụ trong thịt.

Các loại rau xanh

Một số loại rau xanh như: Rau đay, mồng tơi, cải thảo,... được xem là phù hợp với người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, đặc biệt là khi người bệnh có những triệu chứng như khó tiêu và táo bón.

Các loại rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin quan trọng cho cơ thể và nó cũng là loại thực phẩm được cơ thể hấp thu dễ dàng và cũng ít gây ra tình trạng khó chịu cho hệ tiêu hóa.

Nên ưu tiên sử dụng cách luộc hoặc nấu canh khi chế biến rau xanh. Hạn chế ăn rau sống để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra cũng nên ăn ít rau xào để tránh nạp quá nhiều chất béo từ dầu mỡ vào cơ thể.

Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 được biết đến như một chất chống viêm có tác dụng kích thích quá trình tái tạo niêm mạc đường ruột. Ngoài ra, nó còn có khả năng bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác động của các gốc tự do nhờ tính chất chống oxy hóa.

Một số loại thực phẩm có chứa Omega-3 mà người bệnh hội chứng ruột kích thích có thể ăn như: Cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, quả bơ, dầu oliu, quả hạch,...

Thực phẩm lên men

Một số loại thực phẩm lên men được xem là tốt đối với người bị hội chứng ruột kích thích như là dưa cải bắp, kim chi, sữa chua không đường,... Thực phẩm lên men có chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt đối với đường tiêu hóa.

Nước hầm xương

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nước hầm xương có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho niêm mạc ruột cũng như sức khỏe tổng thể của đường ruột. Vì vậy, khi ăn cháo hoặc súp từ nước hầm xương sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh hội chứng ruột kích thích.

Ngũ cốc nguyên cám

Nhóm thực phẩm này đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nên ưu tiên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên cám như lúa mì, gạo lứt, ngô, yến mạch, hạt kê,...
Ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ dạ dày, đồng thời cung cấp các khoáng chất hỗ trợ hoạt động đường ruột. Đặc biệt, nhóm thực phẩm này có khả năng giảm axit dư thừa trong dạ dày, giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, thực quản.

Trứng

Trứng là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm. Nó cũng là một lựa chọn an toàn và dễ tiêu hóa cho những người bị hội chứng ruột kích thích. Người bệnh có thể chế biến trứng bằng nhiều cách khác nhau như luộc, hấp hoặc chế biến thành món ốp la để ăn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiêu thụ trứng một cách an toàn. Một số người có thể bị dị ứng với protein trong lòng trắng trứng, trong khi những người khác lại bị dị ứng với lòng đỏ. Vì vậy, người bệnh khi ăn trứng cần xem cơ thể mình có phù hợp với loại thực phẩm này hay không.

Uống đủ nước

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là một trong những vấn đề quan trọng, đặc biệt là đối với những người đang bị hội chứng ruột kích thích. Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, là thành phần không thể thiếu để đảm bảo hoạt động chính xác của các cơ quan tiêu hóa.

Nước hỗ trợ quá trình chuyển hóa, giúp tế bào thải độc. Ngoài ra, nước cũng giúp vận chuyển oxy cũng như dưỡng chất đến các tế bào. Nếu không uống đủ nước, người bệnh hội chứng ruột kích thích dễ gặp các vấn đề như: Táo bón, giảm hấp thu dinh dưỡng,… Người bệnh cần uống khoảng từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

Hội chứng ruột kích thích nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm tái, sống

Một số loại thức ăn tái, sống như tiết canh, gỏi cá,... được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, vì loại thực phẩm này chưa được nấu chín nên tiềm ẩn vô số vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, để giảm thiểu triệu chứng đau bụng, khó chịu, bạn nên loại bỏ các món ăn này ra khỏi thực đơn ăn uống của mình.

Thực phẩm chiên rán

Đối với những người bị hội chứng ruột kích thích cần hạn chế ăn các loại thực phẩm chiên rán, vì các loại thực phẩm này chứa hàm lượng chất béo rất cao, khi ăn nhiều sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu, rối loạn tiêu hóa (https://suckhoetrongtamtay.com/bonibaio-co-gia-ban-bao-nhieu-dung-bonibaio-nhu-the-nao-de-dat-hieu-qua-cao-nhat),... từ đó làm tình trạng của bệnh thêm nặng hơn.

Thực phẩm cay nóng

Khi thêm một số loại gia vị như tiêu, ớt có thể giúp món ăn thêm hấp dẫn, tuy nhiên, nó cũng khiến đường ruột bị kích thích, tăng tiết axit và co thắt quá mức. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế thêm các gia vị này vào món ăn.

Thực phẩm cứng

Thức ăn cứng tạo áp lực lên các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột vì chúng tốn nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, đặc biệt là khi đã có tổn thương ở đường ruột. Điều này có thể làm cho các tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn và kéo dài thời gian hồi phục, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Ngoài các loại thực phẩm trên thì người bệnh cũng cần tránh uống rượu bia, đồ uống có ga, cà phê, thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo, chất phụ gia, chất bảo quản,...

Đối với các loại thực phẩm mà người bệnh ăn được, thì có thể hợp với người này, nhưng người khác thì không. Vì vậy, bạn cần xem cơ thể mình có thích hợp hay không để có sự lựa chọn đúng, từ đó giúp cải thiện triệu chứng của bệnh. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn đọc.