PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Toàn quốc Những biến chứng sau khi bọc răng sứ và cách phòng tránh



Quanghieufinance
05-27-2023, 10:50 AM
Biến chứng sau khi bọc răng sứ là điều mà không ai mong muốn gặp phải. Những biến chứng này không chỉ gây khó chịu mà còn khiến bạn tốn thêm nhiều chi phí để điều trị dứt điểm. Vậy phải làm sao để hạn chế gặp phải những biến chứng sau khi bọc răng sứ.
Những biến chứng sau khi bọc răng sứ
Đau nhức kéo dài
Nếu bạn bị đau kéo dài sau khi bọc răng sứ. Nghĩa là sau khi lắp răng sứ 1 tuần trở lên mà vẫn còn đau nhức. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bạn bị viêm tủy răng sau khi điều trị. Hoặc do bác sĩ chưa điều trị triệt để tình trạng viêm tủy răng trước khi làm bọc răng sứ cho bạn

Việc bác sĩ mài quá nhiều và can thiệp quá sâu vào cấu trúc răng cùng khiến bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu.

Tình trạng đau nhức kéo dài còn có thể là do vấn đề sang chấn khớp cắn: việc khớp cắn không được chỉnh tốt, dẫn tới răng sứ cao hơn hoặc bị va vập trong quá trình nhai. Dẫn tới lực nhai dồn quá nhiều lên chân răng sứ và gây ra hiện tượng đau nhức kéo dài.
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ
Viêm lợi sau khi bọc răng sứ cũng là một tai biến rất thường hay xảy ra. Nếu như bác sĩ can thiệp quá sâu vào cấu trúc răng, mài cùi răng quá dày khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Điều này sẽ àm tổn thương cùi răng bên trong kết hợp với làm tổn thương các mô mềm.

Một nguyên nhân khác cũng có thể do labo làm răng sai kỹ thuật. Dẫn tới thừa hoặc thiếu bờ viền phục hình làm cho thức ăn nhồi nhét và gây viêm.

Tình trạng viêm lợi cũng có thể do bạn bị dị ứng với răng giả.

Hôi miệng sau khi bọc răng
Sau khi bọc răng sứ, bệnh nhân nếu có tình trạng hôi miệng có thể do việc vệ sinh răng miệng không tốt. Cùng với việc nhồi nhét thức ăn nên tình trạng hôi miệng sẽ xảy ra.

Hôi miệng sau bọc sứ cũng có thể do trong quá trình sản xuất. Do labo làm sai kỹ thuật khiến cho răng miệng sau bọc sứ bị hôi miệng.
>>> Xem thêm bài viết: nha khoa hana (https://reviewnhakhoa.vn/nha-khoa-hana-danh-gia-chi-tiet-ve-phong-kham-va-dich-vu.html)

Bể răng sứ
Bể răng sứ thường xảy ra do bệnh nhân không tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ. Thường răng sứ bể là do bạn cắn các loại thức ăn hoặc một số loại hạt quá cứng. Khi gặp trường hợp này có thể đến nha khoa để thực hiện phục hình lại răng sứ mới.

Vì vậy, để tránh những tình trạng tai biến trên có thể xảy ra. Bệnh nhân nên tìm đến những nha khoa uy tín, có trình độ tay nghề cao. Phòng khám có trang thiết bị hiện đại giúp bệnh nhân làm răng an toàn hơn.

Làm thế nào đảm bảo an toàn và chất lượng cho quá trình bọc răng sứ?
Để tránh những biến chứng không mong muốn của bọc răng sứ. Bạn cần lưu ý những yếu tố sau trước khi quyết định bọc răng sứ:

Lựa chọn bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao và uy tín: Bác sĩ đảm nhiệm quá trình bọc răng rất quan trọng, những bác sĩ uy tín có kinh nghiệm lâu năm, trình độ chuyên môn cao. Đảm bảo trải nghiệm bọc răng sứ cho kết quả tốt. Bác sĩ có độ chuẩn xác và khéo léo sẽ đảm bảo kỹ thuật mài cùi răng chính xác. Kiểm soát và xử lý tốt trong quá trình bọc răng, không làm tổn hại đến tủy hoặc nướu.
Lựa chọn loại răng sứ: Hiện nay ngành nha khoa có hai chất liệu cực kỳ phổ biến là răng sứ kim loại hoặc răng sứ thuần khiết. Về cơ bản, răng sứ thuần khiết bao gồm toàn sứ và sẽ có màu sắc trong bóng tự nhiên giống với răng thật nhất. Với độ bền cao tránh hiện tượng thâm đen viền nướu sau thời gian dài sử dụng. Hơn nữa, răng toàn sứ không bao gồm kim loại sẽ đảm bảo người có cơ địa nhạy cảm không bị kích ứng với vật liệu bọc răng.
Công nghệ, máy móc nha khoa: Bên cạnh tay nghề cao của bác sĩ, nếu cơ sở nha khoa được trang bị các máy móc tiên tiến sẽ đảm bảo độ chính xác và hiệu quả tốt nhất cho toàn bộ quy trình.
Một vài lưu ý sau khi bọc răng sứ
Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau. Để duy trì đảm bảo thời gian sử dụng răng sứ được lâu bền:

Trong thời gian đầu chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai. Chia lực đều ra 2 bên hàm, tránh tình trạng khớp cắn bị ảnh hưởng.
Không dùng răng để mở nắp chai, cắn xé bao bì.
Hạn chế rượu bia, cà phê, nước ngọt có ga, thuốc lá, vì sẽ ảnh hưởng đến men răng cũng như sức khỏe
Dùng bàn chải lông mềm và chỉ tơ nha khoa để vệ sinh làm sạch răng, kết hợp với thường xuyên dùng dung dịch súc miệng để làm sạch sâu vi khuẩn còn tồn đọng
Thăm khám nha khoa để kiểm tra định kỳ trung bình 6 tháng 1 lần, kể cả khi tình trạng răng bình thường
>>> Xem thêm bài viết: nha khoa phạm dương (https://reviewnhakhoa.vn/review-chat-luong-dich-vu-tai-nha-khoa-pham-duong.html)
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những biến chứng có thể gặp phải sau khi bọc răng sứ và cách phòng chống. Đừng quên cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về bọc răng sứ tại reviewnhakhoa.vn.
https://reviewnhakhoa.vn