PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Hà Nội Quy trình sản xuất dưa an toàn



dienkimt
12-23-2015, 05:00 PM
1. Phạm vi áp dụng
Quy trình kỹ thuật sản xuất dưa chuột an toàn được áp dụng cho việc sản xuất rau an toàn ở Thừa Thiên Huế. Quy trình này là cơ sở cho việc đăng ký, kiểm tra và xác nhận chất lượng của dưa chuột đạt tiêu chuẩn an toàn, đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng rau an toàn theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN.

2. Yêu cầu
Dưa chuột an toàn được thực hiện trên vùng trồng rau đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Các hộ nông dân tự nguyện tham gia sản xuất rau an toàn được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tập huấn các biện pháp kỹ thuật canh tác và được sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan chức năng về tiêu chuẩn rau an toàn.

3. Định nghĩa và quy định chung

Dưa chuột an toàn có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các chất độc, mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.

- Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm: Hàm lượng NO3- nhỏ hơn hoặc bằng 150mg/kg sản phẩm tươi. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: theo Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế. Hàm lượng kim loại nặng dưới mức cho phép: Asen (As) (1mg/kg), Chì (Pb) (0,1mg/kg), Thủy ngân (Hg) (0,05mg/kg), Cadimi (Cd) (0,05mg/kg). Các vi sinh vật dưới mức tối đa cho phép: Salmonella ( 0 CFU/g), Coliforms (200 CFU/g),Escherichia coli (10 CFU/g). Quả không bị dập nát, vết sâu bệnh và phải mang đặc tính của giống. Khi thu hoạch, bảo quản, đóng gói, vận chuyển, tiêu thụ phải đảm bảo được 5 chỉ tiêu chất lượng trên.

- Điều kiện sản xuất dưa chuột an toàn:
Đất đai: Vùng đất không bị ô nhiễm, không chịu ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện và các nguồn nước ô nhiễm khác, đảm bảo tiêu chuẩn quy định chung khi sản xuất rau an toàn. Nước tưới: Phải có nguồn nước tưới sạch, không ô nhiễm kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh, có hệ thống kênh mương tưới tiêu tốt hoặc giếng khoan, đủ nguồn nước tưới để bảo đảm việc chủ động tưới, tiêu thoát nước cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột. Giống: Sử dụng các giống dưa chuột đạt tiêu chuẩn giống rau, độ sạch hạt giống > 90%, không nhiễm sâu bệnh, tỷ lệ nảy mầm > 90%.
- Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: Tùy theo mùa vụ, chủng loại giống và diễn biến của dịch hại mà các loại phân hóa học và thuốc thuốc bảo vệ thực vật sẽ được sử dụng cụ thể cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây dưa chuột (theo hướng dẫn cụ thể ở phần quy trình sản xuất). Nông dân phải được tập huấn kỹ thuật và sản xuất theo quy trình trong thời gian ít nhất 2 vụ liên tiếp. Quy trình được áp dụng ở các vùng quy hoạch sản xuất rau an toàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Quy trình sản xuất
Dưa chuột thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm. Ánh sáng nhiều làm quả lớn nhanh, to, chất lượng tốt. Nhu cầu về nước của cây dưa chuột cao nhưng lại không chịu được úng. Cây sinh trưởng thích hợp trên đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và độ pH trong khoảng 6,0-6,5.
- Thời vụ: Dưa chuột có thể trồng 2 vụ một năm: vụ xuân hè: gieo cuối tháng giêng đến cuối tháng 2, vụ hè thu: gieo hạt từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6.
- Giống: Các giống dưa chuột: Dưa chuột có các giống quả ngắn, quả trung bình và quả dài. Trồng các giống địa phương năng suất cao, kháng được sâu bệnh; Trồng các giống mới như: F1TK, TO, Lai sao xanh 1, 179, TN 883, F1TN, CV5, Hải Yến 1465, Dạ Yến 1469.
- Làm đất: Dưa chuột có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt nhẹ, cát pha nhiều mùn, cao, bằng phẳng, dễ thoát nước, chủ động nguồn nước tưới. Trước đó 2 vụ không trồng các cây cùng họ bầu, bí. Đất phải cày bừa kỹ tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại tàn dư cây trồng vụ trước, phơi ải 5-7 ngày và đảo lớp đất mặt xuống dưới để thoáng khí cho cây trồng sinh trưởng tốt đồng thời hạn chế các loại sâu bệnh cư trú trong đất. Do bộ rễ cây dưa chuột yếu nên đất trồng cần cày, bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,2m, cao 0,4m, rãnh rộng 0,3m. Sau khi lên luống, rạch hàng chia luống với khoảng cách 60-70cm, cách mép luống 20-30cm rồi bón lót phân vào rãnh.
- Gieo trồng: Ngâm và xử lý hạt giống: có 2 cách xử lý: xử lý nhiệt: Pha nước nóng khoảng 50-520C (pha 3 phần nước sôi vào 2 phần nước lạnh) ngâm hạt trong khoảng 20 phút; xử lý hóa chất: xử lý khô hạt giống bằng Rovral, Benlate-C hoặc Aliete, lượng dùng: 1gam thuốc cho 10g hạt, xử lý ẩm bằng thuốc Appencard Super 50FL với lượng dùng 2-3ml/1 lít nước trong 15 phút, vớt ra để ráo nước.

Gieo ươm cây con: Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều của cây, cần sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45cm với số lượng 60 hốc/khay. Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân ủ vi sinh. Các thành phần trên được trộn đều, hoại bỏ rơm, rác, vật rắn sau đó đổ đầy các hốc trên khay, ấn nhẹ rồi xếp khay trên giá cao cách mặt đất ít nhất 50cm trong nhà có che mái bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng). Hạt ngâm trong nước ấm 35-40oC trong thời gian 3 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ 27-30oC. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc, mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm. Sau đó hàng ngày đều phải tưới giữ ẩm cho cây cho đến trước khi trồng 2-3 ngày thì ngừng tưới. Lượng hạt gieo: 30g-50g/500m2.

Trồng cây: Sau khi loại bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh, chuyển khay ra giữa đồng, nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay tiến hành trồng. Khoảng cách cây cách cây là 35-40cm. Nếu có thể thì nên sử dụng nylon 2 mặt để rải lên mặt luống (mặt đen rải xuống dưới và mặt có ánh bạc rải lên trên), chèn kỹ đất hai bên mép luống rồi đục lỗ với đường kính 10-12cm, khoảng cách đục là 35cm-40cm. Sau đó đặt cây vào lỗ đục và vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm cho chặt gốc. Như vậy sẽ làm giảm sự xói đất và công làm cỏ.

Bón phân: Lượng phân bón cho 500m2: Phân hữu cơ: 1.000-1.500kg phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh. Phân vô cơ: ure 10kg; super lân 10kg; kali 6kg và vôi 25kg. Tuyệt đối không được dùng phân và nước phân tươi.

Phương pháp bón: Bón vôi lúc làm đất để xử lý đất trước trồng 5-7 ngày. Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ và phân lân, 1/4 lượng phân đạm, 1/4 lượng phân kali. Bón rải rác đều trong rãnh, trộn đều với đất ở độ sâu 15-20cm. Bón thúc: lần 1: khi cây có 4-5 lá thật, bón 1/4 lượng đạm + 1/4 lượng kali, hòa vào nước để tưới; lần 2: sau lần thu trái đầu tiên, bón 1/4 lượng đạm + 1/4 lượng kali, bón cách xa gốc, sau đó tưới rãnh hoặc tưới gốc; lần 3: sau lần bón thứ 2 khoảng 10-25 ngày, bón 1/4 lượng đạm + 1/4 lượng kali, bón cách xa gốc, sau đó tưới rãnh hoặc tưới gốc.
Ngoài ra có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách dùng phân lân ngâm với nước phân chuồng hoai mục hoặc bã đậu để tưới cho cây. Nếu vào thời điểm bón thúc gặp trời mưa liên tục nhiều ngày thì chuyển sang sử dụng phân bón lá theo hướng dẫn trên nhãn mác.

Chăm sóc: Tưới nước: Sau khi gieo, nếu đất thiếu độ ẩm đưa nước vào rãnh ngập 1/2 độ cao luống hoặc tưới nước và giữa hai hàng. Khi cây trưởng thành cần giữ ẩm thường xuyên, dưa chuột là cây không chịu hạn, đất thiếu ẩm thân, lá còi cọc, ra hoa, ra trái muộn, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vun xới: Thực hiện 2-3 lần, ở thời kỳ cây có 2-3 lá, 4-5 lá thật và khi cây có tua cuốn thì vun gốc cho dưa chuột. Làm giàn: Cây 5-6 lá thật, lúc ra tua cuốn cần tiến hành cắm giàn cho cây. Giàn cắm hình chữ nhân, cao 1,2-1,6m. Sau khi cắm buộc giàn chắc chắn, dùng dây buộc ngọn dưa lên giàn theo hình số 8. Công việc này làm thường xuyên đến khi cây ngừng sinh trưởng (thu 3-4 lứa quả).
Các biện pháp khác: Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới để tạo độ thông thoáng cho ruộng. Cắt tỉa cành chỉ giữ lại 3-4 cành cấp 1, mỗi cành chỉ để 1-2 đốt quả, để tập trung dinh dưỡng cho quả ở thân chính.
- Phòng trừ sâu bệnh: Các đối tượng sâu bệnh hại chính trên dưa chuột: Sâu ăn lá, bọ trĩ, ruồi đục lá, rệp, bệnh sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh khảm lá, bệnh chết cây con... Để phòng trừ những đối tượng dịch hại trên cần phối hợp thực hiện những biện pháp sau: Biện pháp canh tác: Cày đất, để ải đất 2-3 tuần trước khi trồng, áp dụng luân canh và xen canh triệt để, tốt nhất nên luân canh với cây lúa, luân canh và xen canh với rau họ thập tự như bắp cải, cải ăn lá... Không luân canh với cây trồng thuộc họ bầu bí (các loại dưa, bầu, bí, khổ qua, mướp… ); bón phân cân đối; sử dụng các giống kháng sâu bệnh; thu gom, tiêu huỷ lá già, lá bệnh tạo môi trường thông thoáng… Biện pháp sinh học: Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc gồm các loại trừ sâu như BT, NPV, Pheromone, Neem… thuốc trừ bệnh như Trichoderma, Validamicin… Biện pháp hóa học: Theo dõi sự xuất hiện của một số sâu bệnh hại chính và chỉ phun thuốc khi thật cần thiết và phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu quả 7-10 ngày.
Một số loại thuốc hóa học có thể dùng để phòng trừ cho các đối tượng sâu, bệnh gây hại như: rệp, bọ trĩ: dùng Confidor, Actara..., ruồi đục lá: dùng Vertimex, Trigard..., sâu ăn lá: dùng Biocin, Pegasus, Secsaigon, Success..., bệnh sương mai: dùng Juliet, Vicarben-S, Daconil..., bệnh phấn trắng: dùng Daconil, Aliette..., bệnh chết cây con: dùng Ridomil MZ, Monceren, Validacin... Lưu ý dùng đúng thuốc, đúng thời điểm, ưu tiên sử dụng các thuốc vi sinh, điều hòa sinh trưởng, thuốc thảo mộc. Bắt đầu phun khi có sâu hại, mỗi vụ có thể phun 2-4 lần tùy tình hình sâu hại. Đảm bảo đúng thời gian cách ly (7-10 ngày). Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc cấm-thuốc không có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam và các loại thuốc cấm và hạn chế sử dụng.

- Thu hoạch: Thời điểm thu hoạch khi trái lớn, vỏ nhẵn, phẳng gai, thu đúng lúc, đúng lứa quả.

Xem thêm: Cách trồng cây dưa chuột (http://dienkimtrang.com/cach-trong-cay-dua-chuot) sử dụng phân vi sinh (dưa sạch)

thanhvita
12-28-2015, 11:13 AM
trồng dưa mà cũng phức tap qa nhĩ