PDA

Xem phiên bản đầy đủ : Hải Phòng Lễ ăn hỏi và những điều ít người biết



hungqk1
06-13-2016, 04:16 PM
Lễ ăn hỏi ('http://kenhcuoi.com.vn/tim-hieu-nghi-thuc-cuoi-hoi-day-du-cua-nguoi-kinh-tu-thoi-xua.html') là nghi thức bắt buộc phải có trước ngày cử hành hôn lễ. Do đó, để hôn lễ được diễn ra hoàn hảo hơn cô dâu chú rể cần được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về ngày lễ ăn hỏi. Dưới đây là những gợi ý cho các nàng dâu, chàng rể tương lai chuẩn bị trước ngày cưới.
Sau một th

ời gian hẹn hò, qua lại tìm hiểu lẫn nhau và gia cảnh 2 bên, nhà trai sẽ chính thức mang trầu cau sang hỏi nhà gái, xin phép cho chàng trai cưới cô gái về làm vợ. Dù mang tiếng là “hỏi” nhưng thực chất mọi thứ đã được thỏa thuận từ trước, nhà gái có ngấm ngầm đống ý thì nhà trai mới dám đem lễ qua hỏi.
Đây là giai đoạn quan trọng trong : cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi xưng con.
https://2.bp.blogspot.com/-BeCpivguJko/V152RSF2grI/AAAAAAAAASA/mnC6G6O93ToapJCpC6zr28-CJE1XD3LgwCLcB/s1600/1.png
Ăn hỏi là nghi thức trước khi chuẩn bị lễ cưới Ăn hỏi và đính hôn có khác nhau?
Chỉ khác nhau ở tên gọi mà thôi, khu vực phía Bắc gọi là lễ ăn hỏi, khu vực phía Nam và dọc xuống các tỉnh miền Tây gọi là đính hôn. Tuy theo phong tục mỗi nơi và cách thức, lễ vật cũng khác nhưng tóm lại lễ ăn hỏi hay đính hôn thì cũng được xem như cái mốc đánh dấu mối quan hệ của 2 người đã được gia đình công nhận và xem như là phu thê trong tương lai.
Khu vực phía Bắc gọi là lễ ăn hỏi, khu vực phía Nam và dọc xuống các tỉnh miền Tây gọi là đính hôn Có thể bỏ qua lễ ăn hỏi không?
Mặc dù đám cưới không có lễ ăn hỏi vẫn không ảnh hưởng gì nhiều tới việc được thừa nhận về mặt pháp luật nhưng về yếu tố truyền thống văn hóa thì ít nhiều sẽ tạo nên điều tiếng không hay. Đặc biệt là với những người lớn tuổi trong gia đình nhà gái, họ sẽ có cảm giác con/cháu gái nhà mình không được nâng niu, trân trọng còn bản thân mình không được nhà trai tôn trọng.
Quan niệm bê tráp trong ngày ăn hỏi sẽ mất duyên đúng hay sai?
Đội đỡ tráp, bê tráp là thành phần quan trọng trong lễ ăn hỏi (Ở miền Nam là đội bưng quả). Nhà trai có đội bê tráp là các thanh niên còn trẻ, còn đội bê tráp nhà gái là những thiếu nữ xinh xắn, với số lượng bằng số thanh niên trong đội bê tráp của nhà trai, thường là 5, 7 hoặc 9 người. Đội nam thanh niên có nhiệm vụ bưng tráp quà lễ từ nhà chú rể sang nhà cô dâu, còn đội nữ sẽ thay mặt nhà cô dâu nhận những đồ lễ đó.
Để có mặt trong đội bê tráp, đỡ tráp, các thành viên đều phải là những người độc thân, chưa lập gia đình. Vì lẽ đó, quan niệm các cô gái, hay chàng trai thường xuyên nhận lời bê tráp, đỡ tráp sẽ bị “mất duyên”, rất khó lập gia đình sau này. Tuy nhiên, đây là quan niệm không chính xác và chưa được kiểm chứng.
Song, quan niệm này cũng là rào cản khiến nhiều cô gái e dè nhận lời đỡ tráp do lo lắng sẽ mất duyên. Trái lại, trên thực tế, có không ít cô gái đã tìm được người bạn tâm giao sau khi có mặt trong đội ngũ bê tráp đám cưới của bạn bè, người thân.
Nắm bắt tâm lý đó, các gia đình đã đưa ra giải pháp giữ lại “duyên” cho đội bưng quả bằng cách chuẩn bị lì xì chứa tiền may mắn để họ trả lễ cho nhau.
https://3.bp.blogspot.com/-Wy6SkCe9cVg/V150tKyc2TI/AAAAAAAAAR0/K7NbC9l-L2oJ4UNVuWgo1JSNIHYfgrd7ACLcB/s1600/2.png
Đội đỡ tráp, bê tráp là thành phần quan trọng trong lễ ăn hỏi Ăn hỏi kết hợp với đón dâu, có thể không?
Nếu gia đình cô dâu và chú rể quá cách xa nhau, bất tiện đi lại thì đây chính là một giải pháp tốt để tiết kiệm thời gian cũng như chi phi. Cả hai nghi thức này có thể tiến hành trong cùng một ngày hoặc lễ ăn hỏi hôm trước, đám cưới hôm sau.
Mặc dù được tổ chức gộp nhưng cả 2 nghi lễ này đều đòi hỏi phải đúng nghi thức và lễ vật, cho nên nhà trai cũng như nhà gái cần lưu ý để tránh xảy ra những thiếu sót không đáng có.
Nếu gia đình cô dâu và chú rể quá cách xa nhau, bất tiện đi lại thì đây chính là một giải pháp tốt để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí.
Vì sao sính lễ ăn hỏi lại là lễ lẻ?
Theo truyền thống từ xưa tới nay, lễ vật sẽ được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng, gọi là tráp. Ở miền Bắc ( các tỉnh, thành từ Huế trở ra), nhà trai khi chuẩn bị đám hỏi sẽ phải chuẩn bị tráp lễ vật mà số lượng tráp là lẻ, có thể từ 3 tráp, 5 tráp, 7 tráp, 9 tráp, có những gia đình chọn tới 11, 15 tráp). Trong các tráp, số lượng vật phẩm phải là số chẵn (ví dụ như 100 chiếc bánh cốm, 100 gói chè
Sở dĩ số lượng mâm quả trong lễ ăn hỏi ở miền Bắc luôn luôn là số lẻ và số lễ trên mâm quả thì nhất thiết phải là số chẵn, luôn đi theo cặp bởi số lẻ tượng trương cho sự phát triển, còn số chẵn tượng trưng cho việc có cặp có đôi. Sắp xếp như vậy với ý niệm cầu chúc và mong muốn cho cặp vợ chồng trẻ luôn luôn có nhau và cùng nhau sinh con đàn cháu đống, sống đến đầu bạc răng long.
Bê tráp thường là số lẻ vì số lẻ tượng trương cho sự phát triển
Trầu cau, bánh cốm, chè, hạt sen, rượu, thuốc lá, bánh xu xê (phu thê), trái cây
Phong bì tiền (lễ đen) được để vào một tráp riêng hoặc để chung vào với tráp trầu cau khi nhà trai mang sang nhà gái
Số lượng tráp mâm quả và các loại lễ vật cụ thể thường do nhà gái sẽ đưa ra yêu cầu (thách cưới), tùy thuộc vào từng gia đình.